Nga thám hiểm Siberia (1581–1660) Thời_đại_Khám_phá

Tuyến đường sông Siberia đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình khám phá Siberia.

Vào giữa thế kỷ XVI, Sa quốc Nga đánh chiếm các hãn quốc người TatarKazanAstrakhan, sáp nhập toàn bộ Vùng Volga và mở đường đến Dãy núi Ural. Cuộc thuộc địa hóa những vùng viễn đông mới của Nga được dẫn dắt bởi các thương nhân nhà Stroganov giàu có. Sa hoàng Ivan IV đã trao những khu đất rộng lớn gần dãy Urals cũng như các đặc quyền về thuế cho Anikey Stroganov, người đã tổ chức các cuộc di dân quy mô lớn đến những vùng đất này. Stroganov khuyến khích phát triển nông nghiệp, săn bắn, làm muối, đánh cá và khai thác quặng ở Urals và giao thương với các bộ lạc Siberia.

Cuộc chinh phạt Hãn quốc Sibir

Khoảng năm 1577, Semyon Stroganov và các con trai của Anikey Stroganov thuê một thủ lĩnh Cossack tên Yermak để bảo vệ vùng đất của họ khỏi các cuộc tấn công của Hãn Kuchum. Đến năm 1580 Stroganov và Yermak đề xuất một cuộc viễn chin quân sự nhằm tiêu diệt Kuchum. Năm 1581, Yermak bắt đầu hành trình vào sâu trong Siberia. Sau một vài chiến thắng trước quân đội của vị hãn, người của Yermak đánh tan lực lượng chính của Kuchum trên sông Irtysh trong Trận Chuvash Cape kéo dài 3 ngày vào năm 1582. Tàn quân của Kuchum rút về vùng thảo nguyên, và Yermak kiểm soát hoàn toàn Hãn quốc, bao gồm cả thủ đô Qashliq gần Tobolsk hiện đại. Kuchum vẫn còn sức và đột kích Yermak vào năm 1585 trong đêm khuya. Yermak bị thương và cố gắng bơi qua sông Wagay (nhánh sông Irtysh), nhưng bị chết đuối dưới sức nặng của áo giáp. Các Cossack bèn triệt thoái khỏi Siberia, nhưng nhờ các khám phá tuyến sông chính ở Tây Siberia, người Nga đã đánh chiếm thành công lại những vùng đất này.

Tuyến sông Siberia

Vào đầu thế kỷ XVII, cuộc đông tiến của người Nga bị chậm lại do vấn đề nội bộ trong nước Thời kì Đại loạn. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, việc thăm dò và thực dân hóa các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Siberia lại tiếp tục tiến triển, chủ yếu dẫn đầu bởi những Cossack săn lùng các loại lông thú và ngà có giá trị. Cossack đến từ Nam Urals, một làn sóng người Nga khác đến Bắc Băng Dương. Đây là những người Pomors từ miền Bắc nước Nga, những người trao đổi lông thú với Mangazeya ở phía bắc miền Tây Siberia trong một thời gian khá dài. Năm 1607, khu định cư Turukhansk được thành lập ở phía bắc sông Yenisei, gần cửa sông Tunguska, và vào năm 1619 Yeniseysky Ostrog được thành lập ở giữa Yenisei cửa sông Tunguska.

Giữa năm 1620 và 1624 một nhóm các thợ săn lông thú dẫn đầu bởi Demid Pyanda rời Turukhansk và khám phá khoảng 1.430 dặm (2.301 km) Hạ Tunguska, trú đông gần các con sông Vilyuysông Lena. Theo các ghi chép truyền miệng sau này (truyện dân gian thu thập được một thế kỷ sau), Pyanda đã phát hiện ra sông Lena. Ông được cho là đã khám phá khoảng 1.500 dặm (2.414 km) chiều dài của nó, tới tận trung tâm Yakutia. Ông quay trở lại Lena do địa hình xấu, và sang đến sông Angara. Do đó, Pyanda có thể là người Nga đầu tiên gặp người YakutBuryat. Ông đóng thuyền mới và khám phá khoảng 870 dặm (1.400 km) sông Angara, cuối cùng đến Yeniseysk và phát hiện ra rằng dòng Angara (tên theo người Buryat) và Thượng Tunguska (Verkhnyaya Tunguska, ban đầu được biết đến bởi người Nga) cùng là một dòng sông.

Năm 1627 Pyotr Beketov được bổ nhiệm làm Voivode Yenisei ở Siberia. Ông đã thực hiện thành công hành trình thu thuế từ các Buryat vùng Zabaykalye, trở thành người Nga đầu tiên bước chân vào Buryatia. Ông thành lập khu định cư đầu tiên của Nga ở đó, Rybinsky Ostrog. Beketov được gửi đến sông Lena vào năm 1631. Năm 1632, ông thành lập Yakutsk và gửi các Cossack đi khám phá Aldan và đi xuống Lena, để thành lập các pháo đài mới và thu thuế. [147]

Yakutsk sớm trở thành bàn đạp cho các cuộc thám hiểm xa hơn của Nga về phía đông, phía nam và phía bắc. Maksim Perfilyev, trước đó là một trong những người sáng lập Yeniseysk, đã thành lập Bratsky Ostrog tại Angara vào năm 1631, và vào năm 1638, ông trở thành người Nga đầu tiên bước vào Transbaikalia, đi từ Yakutsk. [148] [149]

Bản đồ của IrkutskHồ Baikal miêu tả trong cuốn Biên niên sử Remezov thế kỷ thứ XVII

Năm 1643, Kurbat Ivanov dẫn đầu một nhóm Cossack từ Yakutsk đến phía nam dãy núi Baikal và phát hiện ra hồ Baikal, thăm đảo Olkhon. Sau đó, Ivanov lập bản đồ và ghi lại các mô tả đầu tiên về Baikal. [150]

Người Nga đến Thái Bình Dương

Năm 1639, một nhóm các nhà thám hiểm do Ivan Moskvitin dẫn đầu đã trở thành những người Nga đầu tiên đến Thái Bình Dương và khám phá Biển Okhotsk, đã xây dựng một trại mùa đông trên bờ sông Ulya. Cossack biết được từ người dân địa phương về con sông Amur rộng lớn phía nam. Năm 1640, họ đi thuyền về phía nam, khám phá bờ biển phía đông nam của Biển Okshotsk, có lẽ đến cửa sông Amur và khám phá Quần đảo Chaiar trên đường trở về. Dựa trên ghi chép của Moskvitin, Kurbat Ivanov đã vẽ bản đồ Viễn Đông đầu tiên của Nga vào năm 1642.

Năm 1643, Vasily Poyarkov vượt qua dãy Stanovoy và đến thượng nguồn sông Zeya thuộc đất của người Đạt Oát Nhĩ, chư hầu cống nạp của nhà Thanh. Sau khi trú đông, năm 1644, Poyarkov tiến xuống sông Zeya và trở thành người Nga đầu tiên đến sông Amur. Ông đi thuyền trên sông Amur và cuối cùng phát hiện ra cửa sông lớn từ đất liền. Vì Cossack của ông kích động người dân bản địa, Poyarkov chọn đường khác để trở về. Họ đóng thuyền và vào năm 1645 đi thuyền dọc theo bờ biển Okshotsk đến sông Ulya và trải qua mùa đông tiếp theo trong những túp lều được Ivan Moskvitin xây dựng sáu năm trước đó. Năm 1646, họ trở lại Yakutsk.

Một cái koch thế kỷ XVII tại bảo tàng ở Krasnoyarsk. Kochi là loại thuyền phá băng sớm nhất được dùng bởi người Nga tại Bắc cực và trên các con sông Siberia.

Năm 1644 Mikhail Stadukhin đã phát hiện ra sông Kolyma và thành lập Srednekolymsk. Một thương nhân tên Fedot Alekseyev Popov tổ chức một cuộc thám hiểm xa hơn về phía đông, và Semyon Dezhnyov trở thành thuyền trưởng của tàu kochi (loại tàu Nga phù hợp cho điều kiện băng tuyết). Năm 1648, họ đi thuyền từ Srednekolymsk tới Bắc Cực và sau một thời gian, họ đi vòng qua Mũi Dezhnyov, do đó trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên đi qua Eo biển Bering và khám phá Chukotka và Biển Bering. Tất cả kochi của họ và hầu hết thủy thủ đoàn (bao gồm cả chính Popov) mất mạng do các cơn bão và đụng độ với người bản địa. Một nhóm nhỏ do Dezhnyov dẫn đầu đã đến cửa sông Anadyr và đi dọc theo nó vào năm 1649, đóng tàu mới từ xác tàu đắm. Họ thành lập Anadyrsk và bị mắc kẹt ở đó, cho đến khi Stadukhin tìm thấy họ, đến từ Kolyma bằng đường bộ.[151] Sau đó, Stadukhin khởi hành về phía nam vào năm 1651 và phát hiện ra Vịnh Penzhin trên bờ biển phía bắc của Biển Okshotsk. Ông cũng có thể đã khám phá bờ biển phía tây Kamchatka.

Vào khoảng năm 1649–50 Yerofey Khabarov trở thành người Nga thứ hai khám phá sông Amur. Qua các dòng sông Olyokma, Tungur và Shilka, ông đến Amur (Dauria), trở về Yakutsk và sau đó trở lại Amur với một đội lớn hơn vào năm 1650. Lần này ông gặp kháng chiến vũ trang. Ông xây dựng các khu phố mùa đông tại Albazin, sau đó đi thuyền xuống Amur và tìm thấy Achansk, Khabarovsk ngày nay, đánh bại hoặc trốn tránh các đội quân lớn người Mãn Châu Ngoại BaikalHàn Quốc trên đường thám hiểm. Ông đã lập bản đồ sông Amur trong cuốn Phác họa dòng Amur.[152] Sau đó, người Nga kiểm soát vùng Amur cho đến năm 1689, khi Hiệp ước Nerchinsk ra đời, vùng đất này được nhượng lại cho nhà Thanh (tuy nhiên, Hiệp ước Aigun đã trao trả vùng này về tay Nga năm 1858).

Vào khoảng năm 1659–65 Kurbat Ivanov là người thừa kế Anadyrsky sau Semyon Dezhnyov. Năm 1660, ông đi thuyền từ Vịnh Anadyr đến Mũi Dezhnyov. Trên các biểu đồ tiên phong trước đây của mình, Ivanov được cho là đã tạo ra bản đồ ban đầu của Chukotka và Eo biển Bering, lần đầu tiên bao gồm Đảo Wrangel chưa được khám phá, cả Quần đảo DiomedeAlaska, dựa trên thông tin thu thập được từ người bản địa Chukotka.

Vì vậy, vào giữa thế kỷ XVII, người Nga đã thiết lập biên giới đất nước của họ giống ngày nay, và khám phá gần như toàn bộ Siberia, ngoại trừ phía đông Kamchatka và một số khu vực phía bắc Vòng Bắc Cực. Cuộc chinh phục Kamchatka sau đó sẽ được Vladimir Atlasov đạt được vào đầu những năm 1700, trong khi việc khám phá bờ biển Bắc Cực và Alaska sẽ được hoàn thành bởi Cuộc thám hiểm phía Bắc vĩ đại 1733–1743..

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời_đại_Khám_phá http://militaryhistory.about.com/od/battleswars140... http://www.fsmitha.com/h3/h17-am.html http://www.goodreads.com/book/show/4820349-amerigo... http://www.history.com/topics/exploration/christop... http://www.infoplease.com/biography/var/bartolomeu... http://www.learnerator.com/ap-european-history/stu... https://books.google.com/books/about/Tratado_das_i... https://archive.org/details/amerigovespuccip0000po... https://archive.org/details/amerigovespuccip0000po... https://archive.org/details/europeandiscover00mori...